Kinh doanh thời hội nhập: Có luật sư đồng hành, giảm thiểu rủi ro pháp lý
Đừng đợi đến thời điểm khi phải đối mặt với các rủi ro pháp lý (tranh chấp tại tòa hoặc trọng tài) mới nghĩ đến việc tìm luật sư hỗ trợ, các doanh nghiệp hãy bắt tay hợp tác cùng các luật sư ngay từ khi bắt đầu để bảo đảm nền tảng pháp lý vững chắc, yên tâm phát triển doanh nghiệp lâu dài.
Chung tay lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật
Hưởng ứng ngày Pháp luật Việt Nam, mỗi chúng ta bằng những hành động cụ thể, thiết thực, chung tay lan tỏa tinh thần thượng tôn pháp luật, góp phần đưa Hiến pháp và pháp luật thực sự thấm sâu vào ý thức và hành động của mỗi người dân, DN, của cơ quan, tổ chức và toàn xã hội. Tinh thần đó phải trở thành chuẩn mực thực thi, tuân thủ và văn hóa trong xã hội.
Việc xây dựng - phổ biến - thực thi - giám sát pháp luật được thực hiện tốt sẽ biến những giá trị văn hóa ấy thành nguồn lực quan trọng của đất nước…
(Trích phát biểu của Thủ tướng tại lễ mít-tinh hưởng ứng ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2022).
|
1. Doanh nghiệp cần luật sư tư vấn:
Thông thường các DN Việt Nam chỉ sử dụng LS khi công việc kinh doanh của họ có phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên, "phòng bệnh hơn chữa bệnh", để đề phòng rủi ro pháp lý không mong muốn trong tương lai, việc "làm bạn" với luật sư ngay từ khi bắt đầu là thật sự cần thiết và khôn ngoan hơn.
Vai trò của luật sư không chỉ quan trọng khi có tranh chấp, mà xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển của một doanh nghiệp.
Đã có rất nhiều bài học thực tế, doanh nghiệp mất trắng hàng tỷ đồng do hợp đồng kinh tế không rõ ràng, doanh nghiệp bị đối tác lừa tiền,… Do đó, nếu không quá am hiểu rành rọt về pháp luật, không có bộ phận pháp lý, thì các doanh nghiệp nên thuê luật sư thường xuyên hoặc có luật sư tư vấn khi soạn thảo, đàm phán, ký kết hợp đồng, nhất là với các hợp đồng có giá trị lớn. Sự tư vấn pháp lý của luật sư sẽ giúp cho hoạt động quản trị vận hành của doanh nghiệp suôn sẻ và hợp pháp, tránh được những rủi ro không đáng có chỉ vì sự thiếu hiểu biết tường tận về các quy định pháp luật từ chủ doanh nghiệp.
Cần luật sư có mặt từ giai đoạn soạn thảo, ký kết hợp đồng
Các DN Việt Nam thường gặp khó khăn trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng, luôn ở vai trò là người yếu thế khi gặp sự cố.
Ví dụ vụ các container hạt điều trị giá hàng chục triệu USD xuất khẩu. Các DN Việt Nam đã thực hiện hợp đồng với phương thức thanh toán “nhờ thu”, hay còn gọi là “trả tiền nhận chứng từ D/P”. Rủi ro đã xảy ra bộ chứng từ gốc từ Việt Nam chuyển qua ý đã “không cánh mà bay”. Đồng nghĩa với việc người bán Việt Nam đứng trước nguy cơ mất trắng số hàng. Vì tập quán vận tải hàng hải quốc tế buộc các hãng tàu phải giao hàng cho người nhận hàng khi họ xuất trình vận đơn gốc tới hãng tàu. May mắn sau đó các bộ, ngành, cơ quan của Việt Nam trong nước và nước ngoài tích cực hỗ trợ để sớm giúp DN thu hồi.
Việc tham gia của LS giúp giải quyết nhanh chóng và triệt để các tranh chấp. Cụ thể, vụ kiện về quyền sở hữu trí tuệ giữa một DN nước ngoài và một công ty trong nước. LS của hai DN đã trao đổi và tham chiếu quy định pháp luật. LS của công ty trong nước nhận ra sự vi phạm của thân chủ mình. Hai bên đã chọn phương án hòa giải đối thoại tại tòa án. Vụ án nhanh chóng kết thúc.
Qua đó tôi cho rằng các DN cần có sự hỗ trợ của LS từ giai đoạn soạn thảo, ký kết hợp đồng. Khi có tranh chấp thì căn cứ theo hợp đồng sẽ dễ giải quyết.
Bà NGUYỄN THỊ THÙY DUNG, Phó Chánh án TAND TP.HCM
(Theo Pháp luật Online - HOÀNG YẾN ghi) |
2. Các vấn đề của doanh nghiệp cần có sự đồng hành của luật sư:
-
Thủ tục xin thành lập doanh nghiệp;
-
Thủ tục xin ngừng hoạt động, kinh doanh, giải thể, sáp nhập doanh nghiệp;
-
Các loại hợp đồng với đối tác kinh doanh;
-
Hợp đồng lao động; thỏa ước lao động tập thể...;
-
Tư vấn pháp lý dự án, lựa chọn đối tác hợp tác;
-
Đăng ký thương hiệu, phát minh, sáng chế và xử lý vi phạm;
-
Soạn thảo văn bản hội đồng cổ đông, họp thường niên,...;
-
Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tại tòa hoặc trọng tài, tố tụng (nếu có) xảy ra của doanh nghiệp…
Chú trọng xây dựng đội ngũ pháp chế DN
Để hạn chế vướng vào các tranh chấp, rủi ro pháp lý thì khâu quan trọng trước tiên là xây dựng đội ngũ pháp chế DN. Hiện nay, nhiều DN coi trọng bộ phận này, hoặc nhân sự pháp chế sẽ kiêm nhiệm vị trí admin, kế toán hoặc nhân sự.
Tuy nhiên, việc có cá nhân chuyên trách vị trí này sẽ đảm bảo giám sát chặt chẽ các hoạt động pháp lý của DN, bảo mật thông tin. Trường hợp DN nhỏ, có thể xem xét thuê công ty luật tư vấn khi có vụ việc phát sinh.
Song song đó, cần đào tạo nhằm nâng cao nhận thức pháp lý của các bộ phận, phòng ban cũng như cấp quản lý. Bởi nếu như pháp chế chỉ ra rủi ro nhưng bản thân các bộ phận, cấp quản lý đã quen với cách giải quyết theo tiền lệ, thực tế thì giá trị các tư vấn của pháp chế đưa ra sẽ không cao. Từ đó, dẫn đến các hoạt động của DN có thể nhanh, đạt lợi ích trước mắt nhưng không bền vững, tiềm ẩn rủi ro pháp lý.
ThS ĐOÀN THỊ HIỀN ÂN,Tập đoàn Thiên Long
(Theo Pháp luật Online - YẾN CHÂU ghi)
|
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
NGUYỄN & BROTHERS LAW FIRM
Chúng tôi luôn nỗ lực để có thể trở thành công ty luật hàng đầu với các cam kết về chất lượng và cải tiến dịch vụ cho khách hàng. Cùng với đó, giá trị cốt lõi của chúng tôi là xây dựng một mối quan hệ lâu dài với khách hàng dựa trên sự cởi mở và trung thực, luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.