Thời hạn đăng kiểm xe theo Thông tư số 2/2023/TT-BGTVT?
Vừa qua Cục Đăng kiểm vừa trình Bộ giao thông Vận tải điều chỉnh Thông tư 16/2021 về thời gian đăng kiểm xe hiện nay tại Thông tư số 2/2023/TT-BGTVT. Hãy cùng NBLaw tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Thông tin từ Cục Đăng kiểm Việt Nam, tính đến ngày 01/03/2023, cả nước có 281 trung tâm đăng kiểm với 489 dây chuyền kiểm định, trong đó có 59 trung tâm tạm dừng hoạt động (51 đơn vị bị dừng do phục vụ điều tra và 8 đơn vị dừng do không đủ điều kiện hoạt động).
Thực tế hiện nay tại TP Hà Nội có tổng số 31 đơn vị đăng kiểm hiện chỉ còn 11 đơn vị đăng kiểm còn hoạt động. Dự báo số đơn vị dừng hoạt động sẽ tiếp tục tăng trong tuần tới do thiếu nhân sự. Khu vực TP Hồ Chí Minh hiện có 19 đơn vị đăng kiểm, hiện chỉ còn 11 đơn vị hoạt động. Điều đáng nói, không chỉ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhiều địa phương khác cũng đứng trước nguy cơ quá tải khi cũng có những trung tâm đăng kiểm dừng hoạt động để phục vụ công tác điều tra sai phạm.
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện tại mỗi dây chuyền kiểm định trung bình chỉ có thể kiểm tra cho 40 xe/ngày (đạt 66% công suất) vì nhiều nguyên nhân như thiếu nhân sự đăng kiểm viên dẫn đến hầu hết mỗi dây chuyền chỉ có 3 đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra. Do vậy, công suất tối đa chỉ được 60 xe/ngày/dây chuyền. Trong khi đó, tỉ lệ phương tiện kiểm định không đạt cao từ 20-30% dẫn đến 1 xe cần phải kiểm định nhiều lần. Vậy nên vừa qua Cục Đăng kiểm vừa trình Bộ giao thông Vận tải điều chỉnh Thông tư 16/2021 về thời gian đăng kiểm xe hiện nay tại Thông tư số 2/2023/TT-BGTVT.
Thông tư số 2/2023/TT-BGTVT quy định các loại xe mới được miễn đăng kiểm lần đầu; xe gia đình, xe cá nhân dưới 7 năm được kéo dài chu kỳ kiểm định đến 24 tháng.Với ô tô chở người đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải thay vì 30 tháng đăng kiểm một lần thì giờ là 36 tháng; xe sản xuất đến 7 năm, chu kỳ được kéo dài từ 18 tháng lên 24 tháng; xe sản xuất trên 7 năm đến 20 năm (trước là 12 năm) chu kỳ giữ nguyên 12 tháng; xe trên 20 năm thì giữ 6 tháng. Với xe chở người các loại trên 9 chỗ có kinh doanh vận tải, chu kỳ đầu tiên tăng từ 18 lên 24 tháng. Xe sản xuất đến 5 năm thì chu kỳ định kỳ tăng từ 6 lên 12 tháng. Xe trên 5 năm giữ nguyên quy định 6 tháng kiểm định một lần.
Nhóm ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo từ 20 năm trở lên (kể cả ô tô tải, ô tô đầu kéo đã cải tạo thành ô tô chuyên dùng), ô tô tải được cải tạo chuyển đổi công năng từ ô tô chở người có thời gian sản xuất từ 15 năm trở lên được kéo dài chu kỳ kiểm định từ 3 tháng lên 6 tháng.
Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam lý giải xe mới linh kiện tốt, có chế độ bảo hành của hãng nên phần lớn đạt chất lượng kiểm định, có thể kéo dài chu kỳ vừa có thể giảm bớt áp lực cho ngành đăng kiểm cũng như tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. Đồng thời xe cũ trên 7 năm đã hết thời hạn bảo hành, linh kiện dần hư hỏng thì mới cần rút ngắn thời hạn. Việt Nam chưa có các quy định về niên hạn phụ tùng, phí môi trường, bảo dưỡng với xe cũ nên phương tiện cũ lưu hành khá phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Hiện nay các nước trên thế giới chu kì đăng kiểm được kiểm soát rất chặt chẽ, tiêu biểu là ở Mỹ vấn đề đăng kiểm được thực hiện 02 năm một lần và không chỉ được thực hiện bởi cơ quan Đăng kiểm mà sự kết hợp của nhiều cơ quan khác nhau. Như chúng ta biết rằng công dân Mỹ nếu thay đổi cấu trúc của xe sẽ bị phạt rất nặng, ngay việc độ xe hay thay đổi những điểm cơ bản như gương chiếu hậu hay làm gầm cao hơn bình thường đã bị cảnh sát giao thông phạt thẳng tay. Ở họ việc đăng kiểm chỉ là kiểm tra mức độ phát khí thải cho nên chất lượng xe đảm bảo được độ an toàn rất cao. Tại Đức, chủ sở hữu ô tô mới không cần đăng kiểm và các loại xe khác nhau sẽ có thời hạn kiểm định khác nhau. Với ô tô mới dưới 8 chỗ, chủ xe cần đi đăng kiểm lần đầu sau 03 năm sử dụng. Sau lần kiểm định này, chủ xe tiến hành đăng kiểm định kỳ 02 năm một lần. Việc đăng kiểm xe cơ giới được Chính phủ Đức ủy quyền cho các công ty tư nhân như TÜV, DEKRA, GTÜ và KÜS. Khi muốn tiến hành đăng kiểm, người dân Đức có thể tới bất cứ cơ sở nào của các công ty kể trên hoặc tới các gara có hợp đồng với công ty kiểm định.
Ở Việt Nam khi đưa xe đi đăng kiểm họ đã cố tình lách luật bằng việc lắp lại các phụ tùng gốc còn sau đó việc độ xe vẫn tiếp tục. Chính việc này khiến cho vấn đề đăng kiểm mang tính hình thức còn thực tế xe vẫn không được đảm bảo độ an toàn của nó khi lưu thông. Đồng thời Cục Đăng kiểm là cơ quan duy nhất được Nhà nước cấp phép đăng kiểm nên đặt ra áp lực rất lớn.
Thực tế hiện nay tại TP Hà Nội có tổng số 31 đơn vị đăng kiểm hiện chỉ còn 11 đơn vị đăng kiểm còn hoạt động. Dự báo số đơn vị dừng hoạt động sẽ tiếp tục tăng trong tuần tới do thiếu nhân sự. Khu vực TP Hồ Chí Minh hiện có 19 đơn vị đăng kiểm, hiện chỉ còn 11 đơn vị hoạt động. Điều đáng nói, không chỉ tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, nhiều địa phương khác cũng đứng trước nguy cơ quá tải khi cũng có những trung tâm đăng kiểm dừng hoạt động để phục vụ công tác điều tra sai phạm.
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, hiện tại mỗi dây chuyền kiểm định trung bình chỉ có thể kiểm tra cho 40 xe/ngày (đạt 66% công suất) vì nhiều nguyên nhân như thiếu nhân sự đăng kiểm viên dẫn đến hầu hết mỗi dây chuyền chỉ có 3 đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra. Do vậy, công suất tối đa chỉ được 60 xe/ngày/dây chuyền. Trong khi đó, tỉ lệ phương tiện kiểm định không đạt cao từ 20-30% dẫn đến 1 xe cần phải kiểm định nhiều lần. Vậy nên vừa qua Cục Đăng kiểm vừa trình Bộ giao thông Vận tải điều chỉnh Thông tư 16/2021 về thời gian đăng kiểm xe hiện nay tại Thông tư số 2/2023/TT-BGTVT.
Thông tư số 2/2023/TT-BGTVT quy định các loại xe mới được miễn đăng kiểm lần đầu; xe gia đình, xe cá nhân dưới 7 năm được kéo dài chu kỳ kiểm định đến 24 tháng.Với ô tô chở người đến 09 chỗ không kinh doanh vận tải thay vì 30 tháng đăng kiểm một lần thì giờ là 36 tháng; xe sản xuất đến 7 năm, chu kỳ được kéo dài từ 18 tháng lên 24 tháng; xe sản xuất trên 7 năm đến 20 năm (trước là 12 năm) chu kỳ giữ nguyên 12 tháng; xe trên 20 năm thì giữ 6 tháng. Với xe chở người các loại trên 9 chỗ có kinh doanh vận tải, chu kỳ đầu tiên tăng từ 18 lên 24 tháng. Xe sản xuất đến 5 năm thì chu kỳ định kỳ tăng từ 6 lên 12 tháng. Xe trên 5 năm giữ nguyên quy định 6 tháng kiểm định một lần.
Nhóm ô tô tải các loại, ô tô đầu kéo từ 20 năm trở lên (kể cả ô tô tải, ô tô đầu kéo đã cải tạo thành ô tô chuyên dùng), ô tô tải được cải tạo chuyển đổi công năng từ ô tô chở người có thời gian sản xuất từ 15 năm trở lên được kéo dài chu kỳ kiểm định từ 3 tháng lên 6 tháng.
Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam lý giải xe mới linh kiện tốt, có chế độ bảo hành của hãng nên phần lớn đạt chất lượng kiểm định, có thể kéo dài chu kỳ vừa có thể giảm bớt áp lực cho ngành đăng kiểm cũng như tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. Đồng thời xe cũ trên 7 năm đã hết thời hạn bảo hành, linh kiện dần hư hỏng thì mới cần rút ngắn thời hạn. Việt Nam chưa có các quy định về niên hạn phụ tùng, phí môi trường, bảo dưỡng với xe cũ nên phương tiện cũ lưu hành khá phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Hiện nay các nước trên thế giới chu kì đăng kiểm được kiểm soát rất chặt chẽ, tiêu biểu là ở Mỹ vấn đề đăng kiểm được thực hiện 02 năm một lần và không chỉ được thực hiện bởi cơ quan Đăng kiểm mà sự kết hợp của nhiều cơ quan khác nhau. Như chúng ta biết rằng công dân Mỹ nếu thay đổi cấu trúc của xe sẽ bị phạt rất nặng, ngay việc độ xe hay thay đổi những điểm cơ bản như gương chiếu hậu hay làm gầm cao hơn bình thường đã bị cảnh sát giao thông phạt thẳng tay. Ở họ việc đăng kiểm chỉ là kiểm tra mức độ phát khí thải cho nên chất lượng xe đảm bảo được độ an toàn rất cao. Tại Đức, chủ sở hữu ô tô mới không cần đăng kiểm và các loại xe khác nhau sẽ có thời hạn kiểm định khác nhau. Với ô tô mới dưới 8 chỗ, chủ xe cần đi đăng kiểm lần đầu sau 03 năm sử dụng. Sau lần kiểm định này, chủ xe tiến hành đăng kiểm định kỳ 02 năm một lần. Việc đăng kiểm xe cơ giới được Chính phủ Đức ủy quyền cho các công ty tư nhân như TÜV, DEKRA, GTÜ và KÜS. Khi muốn tiến hành đăng kiểm, người dân Đức có thể tới bất cứ cơ sở nào của các công ty kể trên hoặc tới các gara có hợp đồng với công ty kiểm định.
Ở Việt Nam khi đưa xe đi đăng kiểm họ đã cố tình lách luật bằng việc lắp lại các phụ tùng gốc còn sau đó việc độ xe vẫn tiếp tục. Chính việc này khiến cho vấn đề đăng kiểm mang tính hình thức còn thực tế xe vẫn không được đảm bảo độ an toàn của nó khi lưu thông. Đồng thời Cục Đăng kiểm là cơ quan duy nhất được Nhà nước cấp phép đăng kiểm nên đặt ra áp lực rất lớn.
Ý kiến bạn đọc
Bạn cần đăng nhập với tư cách là Thành viên chính thức để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
NGUYỄN & BROTHERS LAW FIRM
Chúng tôi luôn nỗ lực để có thể trở thành công ty luật hàng đầu với các cam kết về chất lượng và cải tiến dịch vụ cho khách hàng. Cùng với đó, giá trị cốt lõi của chúng tôi là xây dựng một mối quan hệ lâu dài với khách hàng dựa trên sự cởi mở và trung thực, luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.